Cách khắc phục lỗi 502 Bad Gateway

  • -

Cách khắc phục lỗi 502 Bad Gateway

Thông thường, lỗi Bad Gateway xảy ra là do sự cố giữa các máy chủ trực tuyến (server online). Là do mạng chủ bị nghẽn hoặc đang tạm ngưng để nâng cấp thì chúng ta sẽ phải đợi, tức là nếu như thế thì bạn không kiểm soát, điều tiết được.

Nhưng vẫn có thể do sử dụng nginx làm proxy cho Apache, nginx chạy cùng với dịch vụ khác với vai trò là gateway hoặc cấu hình buffering/timeout chưa tốt. Nếu vấn đề là do từ máy của bạn thì sẽ phải làm sao?

Hướng dẫn thực hiện khắc phục lỗi 502 Bad Gateway cực nhanh, dễ dàng.

Bước 1: Mở trình duyệt wweb bạn hay dùng lên có thể Chrome hoặc cốc cốc của mình sau đây là Cốc Cốc.

Bước 2: Nhấn tổ hợp phím ctrl+ Shift +delete. Hoặc ctrl + H sẽ có giao diện giống như sau:

Bạn chọn xóa dữ liệu duyệt web, xóa hết lịch sử duyệt web cả lâu nay.
Rồi sau đó bạn mở trang web lại. Như vậy là đã oàn thành cách khắc phục, fix lỗi 502 Bad Gateway xảy ra khi load một trang Web bất kỳ.

Khắc phục rất đơn giản đúng không nào.Bây giờ bạn cứ hãy làm theo hướng dẫn trên nhé

Xem thêm bài viết có liên quan Giải mã các lỗi thường gặp trên website

_______________________________________________________________________________

TEAM Seo Lên Top 10 SEOLENTOP10.COM –  Dịch vụ seo từ khóa chuyên nghiệp và uy tín
Phone: 033 556 1529
Email: seolentop10.com@gmail.com
Chat Skype: seolentop10.com (vui lòng gõ tìm kiếm để add nick)
https://www.facebook.com/seolentop10


  • -

Các lỗi bảo mật của website không nên xem thường

Không nhiều webmaster hiểu được chính xác những nguy cơ từ các lỗi bảo mật, vì vậy mà họ xem thường dẫn đến những lỗi đáng tiếc xảy ra đối với website trong quá trình vận hành hoạt động.

Nhằm giúp bạn hiểu và nhận diện nguy cơ,, bài viết này sẽ liệt kê các lỗi bảo mật để bạn hiểu và từ đó ngăn ngừa phòng trừ những sự cố có thể đến.

Lỗ hổng PHP Injection

Ngôn ngữ lập trình có chứa các hàm cho phép thực thi mã bên ngoài, như: require(), include(), eval(), and preg_replace cùng với modifier /e sẽ xem nơi lưu trữ chuỗi kí tự như một PHP code. Ví dụ, giả sử trang web có một bộ điều khiển đơn giản dựa trên các tập tin là các biến gửi qua phương thức GET để đưa vào nội dung của một file có trước.

Các ngăn chặn PHP Injection

Cấu hình máy chủ sẽ giúp ích bạn phòng tránh kiểu tấn công này. Các tùy chọn allow_url_fopen có thể chặn file truy cập từ bên ngoài máy chủ dành cho các hàm file_get_contents, fopen, include, và require. Các bảo vệ tốt nhất là không cho phép dữ liệu đầu vào từ người dùng vào các hàm thực thi script. Bộ lọc chuỗi kí tự đầu vào và tạo ra whitelist các file được phép là điều cần thiết. Ngoài ra còn nhiều kiểu tấn công tương tự cũng được các tin tặc khai thác như: Local File Include, Php Object Injection…

Lỗ hổng trong việc sử dụng bảng mã Unicode

Sự phát triển của hệ thống kí tự ASCII mã hóa dựa trên các chữ cái tiếng Anh phổ biến toàn cầu. Theo thời gian, thế giới bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ và hệ thống bảng chữ cái khác. Do 1 byte không thể dùng để lưu trữ kí tự trong tất cả các ngôn ngữ, một hệ thống mã hóa mới dành cho các ngôn ngữ đa dạng đã được ra mắt. Đó chính là chuẩn Unicode.

Trong hệ thống Unicode, mỗi kí tự được lưu trữ lớn hơn 1 byte. Bảng mã UTF-8 là bảng mã nền tảng Unicode được sử dụng rộng rãi nhất, cho phép tin tặc có thể chèm một vài kí tự ví dụ “../” theo các cách khác nhau. Bộ giải mã UTF-8 không kiểm tra tính hợp lệ của kí tự đặc biệt như “/” gây ra những exception (ngoại lệ) khi xử lý cho hệ thống.

Lỗ hổng SQL Injection

SQL Injection là một trong những lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất, nó thường được sử dụng để khai thác lỗ hổng của trang web trên nền tảng PHP hoặc ASP. Các cuộc tấn công bao gồm việc tiêm mã độc vào những truy vấn SQL trong ứng dụng của bạn thông qua các giá trị đầu vào của ứng dụng. Nếu thành công sẽ cho phép kẻ tấn công thêm hoặc xóa nội dung cơ sở dữ liệu, lấy các giá trị trong CSDL như email, mật khẩu hoặc thông tin cá nhân người dùng trang web. SQL Injection có thể xảy ra nếu một trang web chấp nhận những truy vấn không đáng tin cậy vào cơ sở dữ liệu hoặc tạo ra chúng một cách tự động.

lỗi bảo mật của website

Lỗ hổng từ phần mềm, ứng dụng miễn phí

– Cũng như những phần mềm miễn phí tải về máy tính bị nhiễm virus, có những loại virus bạn chỉ cần CCleaner, bkav, hoặc phần mềm diệt virus thông thường cũng có thể tránh được sự cố bảo mật về website, máy tính cá nhân. Tuy nhiên có những phần mềm bạn không thể xóa được mà cần phải nhờ sự giúp đỡ của những người có chuyên môn.

– Ứng dụng miễn phí cũng vậy, những ứng dụng này sẽ ngấm ngầm sao lưu dữ liệu thông tin của bạn gửi tới những kẻ xấu và bạn có thể bị mất tiền nếu muốn chuộc lại. Và gần đây nhất không đâu xa, quý I đầu năm 2017, hàng loạt vụ báo cáo về việc bị nhiễm phần mềm tống tiền Ransomware ảnh hưởng tới website, iphone, thiết bị IoT.

Xem thêm bài viết có liên quan Giải mã các lỗi thường gặp trên website

_______________________________________________________________________________

TEAM Seo Lên Top 10 SEOLENTOP10.COM –  Dịch vụ seo từ khóa chuyên nghiệp và uy tín
Phone: 033 556 1529
Email: seolentop10.com@gmail.com
Chat Skype: seolentop10.com (vui lòng gõ tìm kiếm để add nick)
https://www.facebook.com/seolentop10


  • -

Giải mã các lỗi thường gặp trên website

Rất nhiều người truy cập website thậm chí ngay cả chủ sở hữu website vẫn chưa định hình được các lỗi này là lỗi gì, nó phát sinh như thế nào. Hay nói cách khác, ít người hiểu được rõ nhất về những lỗi này.

Bài viết này sẽ giúp bạn hệ thống hóa lại kiến thức toàn bộ các lỗi thường gặp phải trên website qua đó bạn biết cách thích ứng và xử lý lỗi nếu chẳng may gặp phải.

Dưới đây là thống kê và giải thích ngắn gọn các lỗi, các bạn xem qua để biết mình dính lỗi nào qua đó còn biết cách khắc phục hoặc hướng xử lý nhé

1xx: Information code – Mã Thông Tin

100: Continue – Tiếp tục:
Yêu cầu máy khách (client) gửi tiếp phần còn lại. Phần đầu của yêu cầu đã được máy chủ nhận và chờ gửi lại mã này để máy khách (client) gửi tiếp phần còn lại.

101: Switching Protocols – Thay đổi giao thức:
Thay đổi giao thức (protocol) cho phù hợp

2xx: Successful – Thành công

200: OK
Truy vấn đến máy chủ thành công. Thông tin trả lời của máy chủ sẽ phụ thuộc vào phương thức yêu cầu (GET – HEAD – POST – TRACE)

201: Created – Đã khởi tạo
Yêu cầu đã được chấp nhận và kết quả sẽ dẫn tới tài nguyên mới được tạo ra.

202: Accepted – Chấp nhận
Yêu cầu đã được máy chủ chấp nhận để thi hành (nhưng chưa xong)

203 : Non-Authoritative Information – Thông tin chưa được xác định:
Thông thường thông tin được gởi thẳng từ máy chủ đến máy con. Nếu không phải , mã này sẽ được gửi để báo đây không phải là data gửi từ máy chủ xác định.

204 : No content – không có nội dung:
Yêu cầu đã được máy chủ nhận nhưng không có dữ liệu nào được gửi ngược lại, khi trình duyệt nhận được thông báo này sẽ không thay đổi nội dung trang web đang hiển thị

205: Reset Content – xoá nội dung:
Trình duyệt được thông báo phải xóa nội dung của form đã được dùng để người sử dụng có thể nhập vào

206: Partial Content – Nội dung bộ phận

3xx: Redirect Code – Mã chuyển hướng:

300: Multiple choice – nhiều tùy chọn:
Thông tin được gửi đi có nhiều tùy chọn cho phép bên trung gian có thể tùy ứng để chuyển tiếp nó đến bên yêu cầu.

301: Move Permanently – Chuyển cố định:
Yêu cầu đã được chuyển đến 1 URL mới, và điều này là cố định do đó nó cần được ghi nhận

302: Move Temporary – Chuyển tạm thời:
Phần yêu cầu đã được chuyển tạm thời đến 1 URL mớị Máy con không phải ghi nhận lại thay đổi nàỵ

303: See Other

304: Not modified

305: Use Proxy:
Yêu cầu phải được truy cập qua 1 proxy trong mạng nội bộ

306: (Unused – Mã này hiện không được sử dụng)

307: Temporary Redirect –

4xx – Client Errors – Lỗi do máy khách

400: Bad request – yêu cầu này bị lỗi:
Máy chủ không thể nhận dạng được yêu cầu. Lỗi này thường do trình duyệt xử lý không đúng. Bạn nên thử truy cập Website bằng trình duyệt khác.

401: Unauthorized – Không có quyền:
Lỗi cấp quyền truy cập tài liệu. Lỗi này có nghĩa là trình duyệt có thể kết nối đến website, nhưng bạn không có quyền truy cập tài liệu này.

402: Payment Require – Yêu cầu trả tiền
Code này sẽ được phát triển trong tương lai.

403: Forbidden – Bị cấm truy nhập:
Máy chủ hiểu yêu cầu nhưng không muốn cho máy con nhận thông tin.

404: Not found – không tìm thấy:
Lỗi này có nghĩa là trình duyệt có thể kết nối đến website, nhưng không tìm thấy tài liệu bạn cần. Có thể trang web tạm thời không sẵn sàng hoặc website đã bị thay đổi.

405: Method not allowed – Phương thức không được phép:
Phương thức yêu cầu đã sử dụng không được chấp nhận ở server này

406: Not Acceptable – Không chấp nhận:

407: Proxy Authentication Required – Proxy yêu cầu xác thực:
Proxy yêu cầu kiểm tra quyền của bạn trước khi cho phép chuyển thông tin qua

408: Request Time Out – Hết Thời gian yêu cầu:
Bạn nhận được code này khi yêu cầu chuyển trong 1 thời gian quá dài (Máy chủ đã nhận được phần đầu của request sau đó chờ phần tiếp theo mà chưa nhận được).

409: Conflict – Xung đột:

410: Gone
Thay thế cho việc hiện lỗi 404.

411: Length Required – Yêu cầu độ dài hợp lệ
Yêu cầu khai báo độ dài nội dung.

412: Precondition Failed – Điều kiện đầu tiên bị lỗlooixDDieeuf kiện đầu tiên đã bị lỗi khi thực hiện kiểm tra Server bằng một loạt các điều kiện.

413: Request Entity Too Large – Yêu cầu quá lớn
Server từ chối xử lý yêu cầu này vì nó quá khả năng thực hiện. Máy khách có thể bị cấm loại yêu cầu này.
Nếu từ chối này là tạm thời, máy chủ sẽ thông báo thời gian hợp lệ để máy khách có thể thử lại.

414: Request-URI Too Long – URI yêu cầu quá dài.
Điều này hiếm khi xảy ra.

415: Unsupported Media Type – Không hỗ trợ kiểu media này

416: Requested Range Not Satisfiable – Phạm việt nam yêu cầu không thỏa mãn

417: Expectation Failed – Lỗi chờ đợi

5xx – Server Error – Lỗi máy chủ

500: Internal Server Error
Server bất ngờ bị lỗi nên nó không thể hoàn thành yêu cầu.

501: Not Implemented – Không thực hiện
Server không hỗ trợ chức năng được yêu cầu. Server trả lời vì không nhận ra phương thức yêu cầu.

502: Bad Gateway
Server đang trong vai trò là gateway hay proxy, nhận được trả lời không hợp lệ.

503: Service Unavailable
Server không thể trả lời vì quá bận hoặc đang được bảo trì.

504: Gateway Timeout:
Server không nhận được trả lời đúng thời gian quy định.

505: HTTP Version Not Supported – Không hỗ trợ phiên bản HTTP này.

Mong rằng với những thống kê trên, bạn đã có cái nhìn đầy đủ nhất về các lỗi phát sinh trên website, để biết website của bạn bị lỗi trong trường hợp nào, cách xử lý ra sao…

Xem thêm bài viết có liên quan Các lỗi bảo mật của website không nên xem thường

_______________________________________________________________________________

TEAM Seo Lên Top 10 SEOLENTOP10.COM –  Dịch vụ seo từ khóa chuyên nghiệp và uy tín
Phone: 033 556 1529
Email: seolentop10.com@gmail.com
Chat Skype: seolentop10.com (vui lòng gõ tìm kiếm để add nick)
https://www.facebook.com/seolentop10